Tờ QQ nhắc lại thông số đáng ngạc nhiên về tỉ lệ kiểm soát bóng để chỉ trích ĐT Nhật Bản: "Các thông số giữa Nhật Bản và Saudi Arabia: tỉ lệ kiểm soát bóng 23,7%-76,3%, số cú sút 5-16, số đường chuyền 197-659. Thật khó để hình dung Nhật Bản lại sở hữu những thông số lép vế đến như thế trước Saudi Arabia. Và cũng ngạc nhiên khi họ lại thắng 1-0. 23,7% là tỉ lệ kiểm soát bóng thấp nhất của Nhật Bản từ World Cup 1998 đến nay. Kể cả trước Brazil hay Bỉ họ cũng không lép vế như thế. Người có số đường chuyền nhiều nhất lại là… thủ môn Gonda (31 đường chuyền). Báo http://sieucacuoc.com/kqbd-7m: Chiến thuật xấu xí của Nhật Bản có thể phải trả giá trước Việt Nam Nhật Bản chỉ dứt điểm trúng đích 2 lần nhưng lại có bàn thắng quyết định trước Saudi Arabia. Tại World Cup 2018, Nhật Bản chơi thứ bóng đá đẹp mắt hiện đại. Nhưng giờ đây họ thi đấu một cách rất xấu xí. Lẽ nào phong cách thực dụng ấy mới là con đường dẫn đến chức vô địch? Trong khi đó, tờ Sohu nhận định chiến thuật phòng ngự của Nhật Bản có thể phản tác dụng nếu đem áp dụng trước Việt Nam: "Trong quá khứ, Việt Nam hoàn toàn lép vế trước Nhật Bản. Nhưng tại Asiad 2018, U23 Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản với bàn thắng duy nhất của Quang Hải. ĐT Việt Nam thi đấu tại Asian Cup 2019 với đội hình gồm nhiều cầu thủ thuộc thế hệ 1995-97. Những cầu thủ của họ đều rất kiên cường và sở hữu tốc độ cực tốt. Vì thể hình thua thiệt, Việt Nam hiểu rằng không có chỗ cho những pha xử lý bóng rườm rà. Họ thích những đường phối hợp bóng sệt, tránh chơi bóng bổng. Hàng thủ Nhật Bản sẽ phải theo kịp tốc độ của Việt Nam. Nếu họ chỉ chơi như khi gặp Saudi Arabia, chưa biết được ai thắng ai bại đâu. Cuộc đấu này rất thú vị, đặc biệt là trên băng ghế chỉ đạo với 2 HLV Park Hang-seo và Hajime Moriyasu". | ||