You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tư vấn CNTT
Thiếu úy
Tư vấn CNTT

Thiếu úy
Bài viết : 118
Ngày gia nhập : 27/10/2014
(Techz.vn) Nhà mạng này đang có ý định mua lại phần mềm KakaoTalk, ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí có xuất xứ Hàn Quốc.
Thông tin về việc đám phán mua lại ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet/3G (dịch vụ OTT-Over The Top) từ một số nhà cung cấp nước ngoài vừa được lãnh đạo Viettel chia sẻ trong buổi trao đổi trước thềm năm mới. "Chúng tôi đang thảo luận để mua lại KakaoTalk. Một là mua đứt, hai là thành lập công ty liên doanh", vị này tiết lộ.
Với phương án thứ 2, phía nhà mạng đề nghị mua 70% công ty đối tác. KakaoTalk  là dịch vụ OTT do Hàn Quốc sản xuất. Hiện công ty mẹ có khoảng 200 người, được đánh giá tốt về sức sáng tạo nhưng lại chưa có vị thế lớn tại thị trường Việt Nam. Trong số các doanh nghiệp OTT đang có mặt, KakaoTalk có thị phần nhỏ nhất, xếp sau Viber, LINE, WhatsApp...
Viettel sẽ cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí? Image-1391664736-s5-(600-x-337)-2571b
"Nhà mạng có thị trường nhưng ì ạch nên cần tới sức sáng tạo của các công ty OTT để thay đổi mình", vị này nói và cho biết thêm quá trình đàm phán vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Nếu việc này thành công, Viettel cũng không có ý định gộp 2 công ty về làm một mà vẫn để cho hoạt động riêng, nhằm đốc thúc lẫn nhau, tự cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển.
Trước Viettel, hai nhà mạng lớn còn lại là Mobifone và Vinaphone cũng tuyên bố đang ngồi vào bàn đàm phán với các doanh nghiệp OTT để  tìm ra hướng đi chung, mang lại lợi ích cho cả đôi bên mà không tác động tới quyền lợi của khách hàng. Như vậy, cả 3 nhà mạng lớn đều chưa ai đi theo hướng tự sản xuất OTT cho riêng mình mà quyết định hợp tác với các công ty sẵn có trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào có được kết quả từ những cuộc thương thảo này.
Đại diện các công ty OTT tại Việt Nam cũng cho rằng việc liên kết với nhau sẽ mang lại hiệu quả hơn so với hướng tự sản xuất ứng dụng riêng của nhà mạng. Ông Nguyễn Phong Lộc, phụ trách mảng Ứng dụng và Game của công ty NHN Việt Nam (đơn vị cung cấp phần mềm LINE Messenger) gợi ý các bên cùng hợp tác, đưa ra thêm các dịch vụ phi thoại, giá trị gia tăng... tập trung vào nhu cầu người dùng. Việc liên kết giữa đôi bên doanh nghiệp OTT với nhà mạng sẽ tạo ra lợi ích cho người dùng và đơn vị liên quan.
Viettel sẽ cung cấp dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí? Image-1391664736-images1256955_Dich_vu_mien_phi_OTT_VNG_Viber_Zalo_baodatviet.vn1
Mô hình liên kết ra sao vẫn chưa rõ ràng, nhưng ý tưởng ra gói cước OTT riêng có thể không mang lại hiệu quả. Tại một buổi họp tại Bộ Thông tin và Truyền thông cuối năm 2013, đại diện một nhà mạng cho rằng gói cước OTT không hấp dẫn như người ta tưởng. "Chưa chắc khách hàng đăng ký gói chỉ để dùng Viber và cũng chẳng ai muốn dùng tới mấy dịch vụ khác nhau thì phải đăng ký từng ấy gói", ông cho biết. Điều này rõ ràng phiền toái hơn rất nhiều so với việc chỉ đăng ký MiMax, MIU hay MAX hiện nay (các gói 3G không giới hạn lưu lượng của Viettel, Mobifone và Vinaphone).
Trên thực tế, các mạng lớn đều đang cung cấp gói BIS/BES dành riêng cho dòng smartphone BlackBerry. Cộng đồng dùng loại điện thoại này không nhỏ, nhưng số người đăng ký gói BIS/BES thực tế lại rất ít. Có mạng chỉ sở hữu hơn chục nghìn thuê bao dạng này, trong khi thuê bao 3G thông thường thì ngót chục triệu.
Đọc thêm: Các trình chat miễn phí đe dọa dịch vụ VoIP
Lưu Quý (theo: VnExpress)
Nguồn http://www.techz.vn/viettel-se-cung-cap-dich-vu-nhan-tin-goi-dien-mien-phi-ylt36040.html

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.