Khám phá ra được "bí kíp", hẳn bạn sẽ không còn chán nản mệt mỏi trước những trang Sử dài ngoằn hay những bài Địa khô khan. Cốt lõi vấn đề không phải nằm ở chỗ "tại sao học hoài không thuộc", mà là "liệu thời điểm này có đủ lý tưởng cho việc học bài hay không". Nói một cách đơn giản, ngoài việc tập trung học, bạn còn cần những điều kiện khác nữa. Hãy bắt đầu từ những việc tưởng chừng như "không liên quan" ấy. Chia vụn thời gian Lật giở quyển tập, bạn thấy có 15 trang cần học, nhưng bạn chỉ có đúng hai giờ đồng hồ. Thế là bạn cho rằng mình không thể "nhét nổi vào đầu" => bạn nản chí => bạn học nhưng bị chi phối => bạn không thuộc => bạn không muốn học thuộc nữa. Do đó, nếu được giáo viên giao 7 bài, thì thay vì ngồi học một lượt, hãy cắt nhỏ kiến thức và nhấm nháp từng chút, theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Không ràng buộc về thời gian sẽ khiến bạn thêm hào hứng và ít khi nào muốn từ bỏ. Học qua loa - học lướt - học kĩ Ban đầu, hãy đọc toàn bộ nội dung cần học, nắm ý chính. Tiếp đến, với mỗi ý lớn, hãy suy nghĩ vấn đề theo cách riêng. Sau đó bắt đầu học từng chi tiết, lúc này bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với khả năng tiếp thu của mình. Đơn giản, bạn đã học 2 lần trước đó. Liên tưởng, tập trung Với mỗi ý, hãy tự mường tượng ra nội dung và diễn đạt theo cách riêng. Tuy nhiên, đừng quá "suy diễn" để tránh việc sa đà. Khi học thì tạm thời dẹp bỏ những suy nghĩ vẩn vơ, tránh tất cả những thứ có thể "cám dỗ": PC, điện thoại, mp3... Học có động lực! Ví dụ, hãy đề ra mục tiêu sẽ xung phong trả bài và "ẵm gọn" điểm 10. Hoặc bạn hãy cá cược với ai đó. Nếu bạn học bài thuộc không vấp chữ nào, bạn sẽ được ăn kem chẳng hạn. Vừa thú vị, vừa có ích. o0o Thử áp dụng những cách "học lạ" này xem, kết quả cải thiện rõ rệt trong một thời gian ngắn đấy! Quan trọng là sự kiên trì và ý thức phấn đấu của bạn. | ||