Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) 1. Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản "Vượt thác" là: A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người. 2. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa của khổ thơ cuối bài "Đêm nay Bác không ngủ"? A. Đêm nay chỉ là một trong nhiều đêm Bác không ngủ. B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước. C. Là Hồ Chí Minh thì không có thời gian để ngủ. D. Đó chính là lẽ sống "Nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác. 3. Ý nghĩa của khổ thơ cuối bài "Lượm": A. Hướng người đọc suy nghĩ nhiều hơn về sự sống mãi của Lượm trong lòng mọi người. B. Khẳng định tác giả vẫn nhớ mãi hình ảnh đáng yêu của Lượm. C. Nhắc mọi người đừng quên một chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi. D. Khẳng định sự thật đau lòng: Lượm không còn nữa. 4. Trong những câu sau, câu nào mắc lỗi thiếu chủ ngữ? A. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A. B. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", cho thấy Đế Mèn biết phục thiện. C. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù. D. Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. 5. Phép tu từ nổi bật trong câu văn: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước." là gì? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 6. Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người. B. Trình bày diễn biến sự việc. C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Nêu nhận xét đánh giá. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1. 2điểm Cuối bài thơ "Mưa" nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: "Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa..." Theo em tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong khổ thơ trên? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2. 5điểm Em hãy tả lại hình ảnh của Thầy (hoặc cô giáo) đang giảng bài trong một tiết học mà em thích nhất. | ||