You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Su_Su
Thượng tướng
Su_Su

Thượng tướng
Bài viết : 102
Ngày gia nhập : 06/09/2014
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
I.Thế giới động vật
1.Đặc điểm nào có ở động vật:
A. Không di chuyển
B. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
C. Không có hệ thần kinh
C. Có thành Xenlulôzơ

2. Động vật có các đặc điểm:
A. Dị dưỡng, di chuyển, tự tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Tự dưỡng, di chuyển, lớn lên và sinh sản.
C. Di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan, dị dưỡng và tự dưỡng.
D. Có hệ thần kinh và các giác quan, di chuyển, dị dưỡng.

II.Ngành động vật nguyên sinh
1. Bệnh do một loại trùng roi sống kí sinh trong máu gây ra, làm bệnh nhân rơi vào giấc ngủ li bì và có tỉ lệ tử vong rất cao. Hãy cho biết bệnh lan truyền qua loài nào sau đây?
A. Muỗi vằn
B. Ruồi
C. Bướm
D. Ong

2. Trùng sốt rét kí sinh trong:
A. Tiểu cầu
B. Bạch cầu
C. Hồng cầu
D. Thành ruột

3. Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào là:
A. Trùng roi xanh
B. Trùng biến hình
C. Trùng
D. Tập đoàn vôn vốc

4. Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:
A. Sắc tố ở màng cơ thể
B. Màu sắc của chất diệp lục
C. Màu sắc của điểm mắt
D. Màu sắc của thân

5. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng cách nào?
A. Qua ăn uống
B. Qua máu
C. Qua da
D. Qua hô hấp

6. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào?
A. Có thành xenlulôzơ
B. Có roi
C. Có diệp lục
D. Có điểm mắt

7. Trùng roi, trùng giày và trùng biến hình có điểm giống nhau là:
A. Chưa có cấu tạo tế bào
B. Chưa có nhân điển hình
C. Cùng chưa có cơ thể là một tế bào
D. Hấp thụ chất dinh dưỡng qua bề mặt tế bào

8. Động vật nguyên sinh nào có tổ chức cơ thể cao nhất?
A. Trùng biến hình
B. Trùng roi xanh
C. Trùng giày
D. Trùng sốt rét

9. Ngoài ánh sáng trùng roi dinh dưỡng theo lối là:
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
D. Không dinh dưỡng

10. Động vật nguyên sinh có những đặc điểm:
A. Cơ thể đa bào, dị dưỡng, s/s phân đôi
B. Cơ thể đơn bào, tự dưỡng
C. Cơ thể đơn bào, dị dưỡng, s/s phân đôi
D. Cơ thể phân đôi, tự dưỡng

11. Trùng kiết lị giống và khác trùng biến hình ở các điểm:
A. Di chuyển, có chân giả. Sống tự do ăn hồng cầu
B. Chân giả dài, có bào xác. Sống kí sinh, không có hại
C. CÓ chân giả, có bào xác
D. Có bào xác, sống tự do. Không si chuyển. Có hại

12. ĐỘng vật kí sinh ở người và truyền bệnh qua đường tiêu hóa là?
A. Trùng kiết lị
B. TRùng sốt rét
C. Trùng biến hình
D. Trùng roi cộng sinh

13. Động vật kí sinh ở người và truyền bệnh qua đường máu là?
A. Trùng kiết lị
B. Trùng sốt rét
C. TRùng biến hình
D. Trùng roi cộng sinh

14. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào?
A. Ăn uống
B. Hô hấp
C. Máu
D. Tiêu hóa, hô hấp

15. TRùng biến hình di chuyển nhờ:
A. roi
B. Lông bơi
C. Chân giả
D.cơ vòng, cơ dọc

16. TRùng sốt rét kí sinh trong cơ thể người ở:
A. Máu
B. Tụy
C. Thành ruột
D. Nước bọt

17. Các động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. TRùng giày
B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét
D. TRùng roi xanh

18. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. Trùng giày
B. TRùng biến hình, trùng sốt rét
C. TRùng sốt rét, trùng kiết lị
D. Trùng roi xanh, trùng giày

19. TRùng roi xanh có màu xanh lá cây nhờ:
A. Sắc tố ở màng cơ thể
B. Màu sắc của điểm mắt
C. Màu sắc của hạt diệp lục
D. Màu sắc của hạt diệp lục và sự trong suốt của màng cơ thể

20. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là:
A. Gan người
B. Tim người
C. Phổi người
D. Ruột người

21. TRùng sốt rét vào cơ thể người bằng cách nào?
A. Qua ăn uống
B. Qua máu
C. Qua da
D. QUa hô hấp

Su_Su
Thượng tướng
Su_Su

Thượng tướng
Bài viết : 102
Ngày gia nhập : 06/09/2014
Ngành ruột khoang
1. Hải quỳ cộng sinh với các loài nào sau đây:
A. Cua
B. Tôm ở nhờ
C. Sứa
D. Ốc

2. Sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức có đặc điểm gì giống nhau:
A, Sống bám
B. Sống bơi lội
C. Ruột dạng túi
D. Ruột phân nhánh

3. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, thành cơ thể gồm hai lớp tế bào là đặc điểm của ngành động vật nào?
A. Ruột khoang
B. Giun dẹp
C. Giun đốt
D. Động vật nguyên sinh

4. Thành cơ thể thủy tức gồm mấy lớp tế bào?
A. 1 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 4 lớp

5. Tế bào gai của thủy tức có vai trò gì?
A. Tiêu hóa
B. Tự vệ, tấn công và bắt mồi
C. Là cơ quan sinh sản
D. Giúp thủy tức di chuyển

6. Cấu tạo cơ thể hải quỳ gồm có:
A. Hai lớp tế bào
B. Nhiều lớp tế bào
C. Có vỏ đá vôi
D. Một lớp tế bào

7. Ruột khoan bao gồm các động vật:
A. Thủy tức, sứa, san hô, hải quì
B. Hải quì, sứa, mực
C, Thủy tức, san hô, sun
D. San hô, cá, mực, hải quì

8. Các động vật thuộc ngành Ruột khoang có đặc điểm đặc trưng là:
A. Ruột thẳng
B. Ruột dạng túi
C. Ruột phân nhánh
D. Chưa có ruột

9. Nhờ loại tế bào nào của cơ thể, thủy tức tiêu hóa được mồi:
A. Tế bào biểu bì
B. Tế bào mô bì cơ
C. Tế bào gai
D. Tế bào mô cơ tiêu hóa

10. Chọn phương án đúng
A. Thủy tức chưa có hệ thần kinh mạng lưới
B. Thủy tức chưa có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hóa
C. Thủy tức đã có cơ quan hô hấp
D. Thủy tức có tế bào gai là cơ quan tự vệ và bắt mồi

11. Đặc điểm của ruột khoang khác với động vật nguyên sinh là:
A. Cấu tạo đa bào
B. Cấu tạo đơn bào
C. Sống trong nước
D. Sống thành tập đoàn

12. HÌnh thức sinh sản giống nhau giữa thủy tức với san hô là:
A. Tách đôi cơ thể
B. tái sinh
C. Mọc chồi
D. Tái sinh và mọc chồi

13. Tua miệng ở thủy tức có nhiều tế bào gai có chức năng:
A. Tự vệ và bắt mồi
B. Tấn công kẻ thù
C. Đưa thức ăn vào miệng
D. Tiêu hóa thức ăn

14. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho con người?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quỳ

15. Câu nào sau đây không đúng?
A. Thủy tức đã có tế bào tuyến tiết dịch tiêu hóa
B. Thủy tức đã có hệ thần kinh mạng lưới
C. Thủy tức đã có cơ quan hô hấp
D. Thủy tức có tế bào gai là cơ quan tự vệ và bắt mồi

16. Con gì sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. San hô
D. Hải quỳ

17. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn
B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài đến hậu môn
C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào

18. Đặc điểm không có ở San hô là:
A. Cơ thể đối xứng tỏa tròn
B. Sống di chuyển thường xuyên
C. Kiểu ruột hình túi
D. Sống tập đoàn

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.