You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Su_Su
Thượng tướng
Su_Su

Thượng tướng
Bài viết : 102
Ngày gia nhập : 06/09/2014
Thời gian làm bài: 45 phút


1,
Ở người, tóc quăn (A) là trội so với tóc thẳng (a). Bố tóc quăn, mẹ tóc quăn, sinh con có người tóc thẳng, có người tóc quăn thì kiểu gen của bố mẹ sẽ như thế nào?
A. Bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen Aa.
B. Bố có kiểu gen aa, mẹ có kiểu gen aa.
C. Bố có kiểu gen AA, mẹ có kiểu gen aa.
D. Đều có kiểu gen Aa.

2,
Người ta sử dụng lai phân tích nhằm mục đích gì?
1. Để nâng cao hiệu quả lai.;2. Để tìm ra thể đồng hợp trội.;3. Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp.
A. 3.
B. 2.
C. Cả 1 và 2.
D. 1.

3,
Kiểu hình là
A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng trội của cơ thể.
B. tổ hợp các kiểu gen có thể của một tính trạng nào đó.
C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng lặn của cơ thể.
D. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

4,
Biến dị tổ hợp là gì?
1. Là làm thay đổi kiểu hình đã có.;2. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt.;3. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ.
A. 2.
B. Cả 1 và 2.
C. 3.
D. 1.

5,
Lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì điều kiện nghiệm đúng cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trội là:
1. Số cá thể thu được ở thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn.;2. Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn.;3. Tính trạng trội phải là trội không hoàn toàn.
A. 3.
B. 2.
C. 1 và 2 đều đúng.
D. 1.

6,
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời con lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ vì:
A. gen trội át hoàn toàn gen lặn.
B. tính trạng trội át tính trạng lặn.
C. tính trạng trội át tính trạng lặn và gen trội át hoàn toàn gen lặn.
D. gen trội át không hoàn toàn gen lặn.

7,
Trong loại tế bào nào các "NST thường" tồn tại thành từng cặp đồng dạng?
1. Tế bào sinh dục;2. Tế bào sinh dưỡng;3. Giao tử:
A. 1.
B. Cả 1 và 2.
C. 2.
D. 3.

8,
Thế nào là di truyền liên kết
1. Sự di truyền của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân ly trong quá trình phân bào.;2. Sự di truyền các tính trạng do các gen bắt chéo nhau quy định.;3. Sự di truyền 1 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên các NST tương đồng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. Cả 2 và 3.

9,
Trong nguyên phân, NST bắt đầu co ngắn đóng xoắn diễn ra ở
A. kì cuối.
B. kì giữa.
C. kì sau.
D. kì đầu.

10,
Trong phân bào lần I của giảm phân, các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào ở kì nào?
A. Kì cuối.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì đầu.

11,
Trong nguyên phân, NST ở kì giữa
A. bắt đầu co ngắn đóng xoắn.
B. phân li về 2 cực tế bào.
C. tập trung ở mặt phẳng xích đạo ở thoi phân bào.
D. tự nhân đôi.

12,
Trong chu kỳ tế bào, kỳ nào chiếm thời gian nhiều nhất?
A. Kỳ trung gian.
B. Kỳ sau.
C. Kỳ giữa.
D. Kỳ đầu.

13,
Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ dưới đây là gì?
Gen (ADN) → mARN → Prôtêin → tính trạng
1. Sau khi được hình thành mARN ra khỏi nhân thực thiện tổng hợp prôtêin ở chất tế bào.
2. Trình tự các nucleotid trên gen quy định trình tự các axid amin trong phân tử prôtêin (thông qua mARN).
3. Ribôxôm dịch chuyển trên mARN tổng hợp prôtêin (theo khuân mẫu của gen) để biểu hiện các tính trạng.
A. 3.
B. 2.
C. Cả 1, 2 và 3.
D. 1.

14,
Một chu kỳ xoắn của phân tử ADN có 10 cặp Nucleotid dài 34 Å. Một nucleotid có chiều dài là:
A. 2.3,4 Å. (2)
B. Cả (1), (2) và (3) đều sai.
C. 3,4/2 Å. (3)
D. 3,4 Å. (1)

15,
Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định?
I. Số lượng nuclêôtit .;II. Thành phần các loại nuclêôtit .;III. Trình tự sắp xếp các loại nuclêôtit.
A. I.
B. III.
C. Cả I, II, và III.
D. II.

2 Đề kiểm tra Học kỳ I_Sinh học_Lớp 9 Empty Tiếp nák^^ Tue Dec 09, 2014 10:56 pm

Su_Su
Thượng tướng
Su_Su

Thượng tướng
Bài viết : 102
Ngày gia nhập : 06/09/2014
16,
Chức năng nào sau đây không có ở prôtêin?
A. Điều hòa quá trình trao đổi chất
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. Bảo vệ cơ thể.
D. Truyền đạt thông tin di truyền.

17,
Trong phân tử ADN tỷ lệ [frac{{A\% + G\% }}{{T\% + X\% }}] sẽ bằng:
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.

18,
Cấu trúc bậc nào có vai trò chính trong xác định tính đặc thù của Protein?
A. Cấu trúc bậc 2.
B. Cấu trúc bậc 4.
C. Cấu trúc bậc 1.
D. Cấu trúc bậc 3.

19,
Loại đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. đảo đoạn.
B. mất đoạn NST.
C. chuyển đoạn.
D. lặp đoạn NST.

20,
Trong các dạng đột biến NST, số lựợng ADN ở tế bào tăng nhiều nhất là
A. dạng 2n + 1.
B. dạng đảo đoạn.
C. dạng lặp đoạn.
D. dạng đa bội.

21,
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng làm mất bớt vật chất di truyền là
A. chuyển đoạn NST.
B. đảo đoạn NST.
C. lặp đoạn NST.
D. mất đoạn NST.

22,
Khi đột biến làm tăng thêm 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng nào đó trong bộ NST của 1 loài được gọi là
A. thể tam bội.
B. thể đa bội.
C. thể tam nhiễm.
D. thể khuyết nhiễm.

23,
Hiện tượng nào sau đây được xem là cơ chế của đột biến gen?
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của phân bào.
B. Rối loạn trong tự nhân đôi của ADN.
C. Gen tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
D. NST phân li trong nguyên phân.

24,
Đột biến gen có thể là
A. thêm một hay một vài cặp nuclêôtit. (2)
B. mất một hay một vài cặp nuclêôtit. (1)
C. thay thế một hay một vài cặp nuclêôtit. (3)
D. (1), (2), (3) đều đúng.

25,
Tỉ lệ trẻ sơ sinh nam : nữ xấp xỉ bằng nhau vì
A. do khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể đực và các cá thể cái ngang nhau trong cùng một loài.
B. bố tạo ra hai loại tinh trùng xấp xỉ nhau, mẹ tạo ra một loại trứng duy nhất.
C. bố tạo ra một loại tinh trùng, mẹ tạo ra hai loại trứng có tỉ lệ xấp xỉ nhau.
D. giao tử quy định giới cái và giao tử quy định giới đực có khả năng thụ tinh ngang nhau.

26,
Vì sao lại đưa ra lời khuyên cho cặp vợ chồng sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh là không nên sinh con?
A. Vì đây là trách nhiệm của di truyền y học tư vấn.
B. Để tránh con mang kiểu gen đồng hợp trội về gen gây bệnh.
C. Để tránh con mang kiểu gen đồng hợp lặn về gen gây bệnh.
D. Để tránh con mang kiểu gen dị hợp về cặp gen gây bệnh.

27,
Xác định câu sai trong các câu sau khi nói về trẻ đồng sinh?
A. Trẻ đồng sinh cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ.
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng được thụ tinh.
C. Trẻ sinh đôi cùng trứng có thể là khác giới tính.
D. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ những trứng khác nhau được thụ tinh.

28,
Bệnh bạch tạng ở người là do
A. đột biến gen lặn trên NST giới tính X.
B. đột biến gen lặn trên NST thường.
C. đột biến gen trội trên NST thường.
D. đột biến gen lặn trên NST giới tính Y.

29,
Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?
1. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau, nên chỉ giống nhau ở mức độ như anh chị em cùng bố mẹ.
2. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng 1 kiểu gen nên rất giống nhau.
3. Trẻ đồng sinh cùng trứng bao giờ cũng có hành động giống nhau.
A. 1.
B. 2.
C. Cả 2 và 3.
D. 3.

30,
Nghiên cứu di truyền học người gặp nhiều khó khăn là do:
1. Người có tốc độ sinh sản chậm, số lượng con ít
2. Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến như ở động vật.
3. Khó gây đột biến.
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 3.
D. Cả 1, 2 và 3.

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.