1, Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Thời gian chuyển động dài hay ngắn. B. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động. C. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm. D. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. 2, Hai xe lửa chuyển động trên đường tray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ: A. Chuyển động so với xe lửa thứ hai. B. Đứng yên so với xe lửa thứ nhất (**). C. Đứng yên so với xe lửa thứ hai (*). D. Câu (*) và (**) đều đúng. 3, Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3. Vật làm bằng chất gì? A. Sứ. B. Nhôm. C. Đồng. D. Sắt. 4, Từ độ cao h, người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi ở dạng nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Có cả động năng và thế năng. B. Chỉ có thế năng. C. Không có cơ năng. D. Chỉ có động năng. 5, Đặt một con búp bê đứng yên trên xe lăn rồi bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước. Hỏi búp sẽ ngã về phía nào? A. Ngã về phía sau. B. Ngã sang phải. C. Ngã về phía trước. D. Ngã sang trái. 6, Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng chênh lệch nhau 18cm. Độ cao của cột xăng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau (cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng d2 = 10300N/m3 và của xăng là d1 = 7000N/m3): A. Một kết quả khác. B. h = 5,618cm C. h = 56,18cm D. h = 561,8cm 7, Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có quỹ đạo là đường cong? A. Chuyển động của vận động viên chạy với cự li 50 m. B. Chuyển động của một chiếc ô tô chạy trên đường thẳng. C. Chuyển động của quả bom được thả từ trên một máy bay đang bay. D. Chuyển động của vật nặng rơi từ trên bàn xuống đất. 8, Hai xe cùng khởi hành lúc 6 giờ từ hai địa điểm A và B cách nhau 240km. Xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc v1 = 48km/h. Xe thứ hai đi từ B về A với vận tốc v2 = 32km/h. Hai xe gặp nhau lúc nào? Ở đâu? A. Gặp lúc 9 giờ; Tại điểm cách A 144km. B. Gặp lúc 9 giờ; Tại điểm cách A 14,4km. C. Gặp lúc 9 giờ 20 phút; Tại điểm cách A 150km. D. Gặp lúc 8 giờ 30 phút; Tại điểm cách A 144km. 9, Người ta dùng môt mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng đã dùng ở trên là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. H = 87,33%. B. H = 83,33%. C. H = 81,33%. D. H = 85,33%. 10, Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng của nước là dn = 10000N/m3. Hỏi thể tích của phần nước đá ló ra khỏi mặt nước là bao nhiêu? A. 40cm3. B. 60cm3. C. 50cm3. D. 30cm3. 11, Khi nói Mặt Trăng quanh quanh Trái Đất, ta đã chọn vật nào làm mốc? A. Chọn Trái Đất hay Mặt Trăng làm mốc đều đúng. B. Một vật trên Mặt Trăng. C. Mặt Trăng. D. Trái Đất. 12, Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? A. p = 185400N/m2. B. p = 18540N/m2. C. Một kết quả khác. D. p = 1854000N/m2 13, Một vật nằm trong một chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật? A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực P. B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy duy nhất là lực đẩy Ác-si-mét. C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng và cùng chiều từ trên xuống dưới. D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét, hai lực này đều có phương thẳng đứng. Trọng lực có chiều từ trên xuống dưới còn lực đẩy Ác-si-mét có chiều từ dưới lên trên. 14, Phát biểu nào sau đây là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng? A. Động năng có thể chuyển hóa thành năng và ngược lại. B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng. 15, Một người đi xe đạp khởi hành từ thành phố A với vận tốc 3 m/s đi thành phố B. Cũng tại thời điểm đó, một xe ôtô khởi hànhh từ thành phố B đi thành phố A với vận tốc 54 km/h. Sau 2h hai xe gặp nhau tại địa điểm M. Khoảng cách giữa hai thành phố A và B là: A. 36 km. B. 129,6 km (1). C. 144 km (2). D. Cả (1) và (2) đều sai. 16, Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu? A. A = 200kJ. B. A = 220kJ. C. A = 160kJ. D. A = 180kJ. 17, Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? A. Bi lơ lửng trong thủy ngân. B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân. C. Bi nổi lên trên mặt thoáng của thủy ngân. D. Bi chìm đúng 1/3 thể tích của nó trong thủy ngân. 18, Quan sát một vật được thả rơi trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi? Chọn câu trả lời đúng. A. Khối lượng. B. Vận tốc. C. Trọng lượng. D. Khối lượng riêng. 19, Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng và vận tốc của vật. B. Trọng lượng riêng. C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. D. Khối lượng. 20, Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động của quả lắc đồng hồ khi đi từ vị trí cân bằng (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 0) ra vị trí biên (có góc hợp với phương thẳng đứng một góc α lớn nhất) là chuyển động có vận tốc. A. Tất cả các phương án đều sai. B. Không đổi. C. Giảm dần. D. Tăng dần. 21, Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Các phương án đưa ra đều đúng. D. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 22, Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không đúng? A. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất. B. Ô tô chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây bên đường. C. Tàu hỏa rời bến chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga. D. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền. 23, Hai ôtô chuyển động đều. Ôtô thứ nhất đi được quãng đường dài 18km trong thời gian 30 phút. Ôtô thứ hai đi quãng đường dài 200m trong thời gian 10s. Chọn câu trả lời đúng. A. Hai ôtô chuyển động cùng vận tốc. B. Ôtô thứ nhất chuyển động chậm hơn ôtô thứ hai. C. Ôtô thứ nhất chuyển động nhanh hơn ôtô thứ hai. D. Vận tốc của hai ôtô thứ nhất lớn hơn của ôtô thứ hai là 10m/s. 24, Hai người A và B đang ngồi trên xe ô tô đang chuyển động trên đường và người thứ ba C đứng yên bên đường. Trường hợp nào sau đây là đúng? A. So với người A thì người C đang đứng yên. B. So với người C thì người B đang đứng yên. C. So với người B thì A đang chuyển động. D. So với người C thì người A đang chuyển động. 25, Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí. .... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. A. Thay đổi. B. Vectơ. C. Lực. D. Vận tốc. 26, Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng? A. Nước từ trên đập cao chảy xuống. B. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc nghiêng xuống dưới. C. Các trường hợp nêu ra đều có sự chuyển hóa năng lượng. D. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung. 27, Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? A. Vật có dịch chuyển nhưng không có lực tác dụng lên vật. B. Có lực tác dụng nhưng vật không dịch chuyển. C. Các phương án đưa ra đều đúng. D. Các lực tác dụng lên vật đều vuông góc với phương chuyển động của vật. | ||