Tất chân đã và luôn là một món quà vô giá cho những người phụ nữ tự tin và quyến rũ qua mọi thời đại. Câu chuyện về những đôi tất được bắt nguồn từ thời cổ đại. Từ tất chân (vớ) xuất phát từ tiếng Latin soccus, nghĩa là một loại dép đi trong nhà. Rất sớm, tất chân được may từ các loại vải dệt thoi. Nó nhanh chóng du nhập sang Anh và tại đây, tất chân đã trở thành một phần không thể thiếu của thế giới thời trang. Một món quà tuyệt vời dành cho những phụ nữ tự tin và quyến rũ. Tất chân 'chuyển mình' nhờ công nghệ dệt kim Đến thế kỷ 16, máy dệt kim đầu tiên trên thế giới đã được William Lee phát minh vào năm 1589, chủ yếu để sản xuất tất chân. Tiếp sau đó, những phiên bản máy dệt kim liên tiếp được phát minh và nâng cấp qua nhiều thế kỷ. Năm 1864 William Lee đã có bước đột phá lớn khi sáng chế máy dệt kim tự động thả và thêm mũi khâu, khiến vải dệt kim trở nên vừa khít và dễ chịu với chân hơn. Những chiếc tất chân bóng bảy trên tạp chí Sears năm 1911. Có một sự khác biệt đầy thú vị giữa tất chân cổ điển và hiện đại. Tất cả nằm ở kỹ thuật dệt kim. Nếu như ở những năm 1920, tất chân sẽ lộ rõ đường may nổi ở phía mặt sau của chân thì tất chân hiện đại không hề có điều này. Tất chân thời nay hầu hết áp dụng kỹ thuật không đường may. Có chăng, những họa tiết chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường chính là nhờ khâu tay hoặc in trên những chiếc tất chân đã hoàn thiện. Những đôi tất trước đây với đường may nối phái sau. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, đến đầu thế kỷ 20 tất chân đã được sản xuất từ các chất liệu đa dạng như lông cừu, bông hoặc lụa. Khi lụa nhân tạo rayon ra đời, nó đã được sử dụng cho tất chân như một lựa chọn có giá cả phải chăng hơn lụa. Hướng dẫn bảo quản những đôi tất chất liệu rayon trên tạp chí. Cuộc cách mạng tiếp theo trong ngành công nghiệp hàng dệt kim là khi chất liệu nylon được hãng Du Pont giới thiệu tại Hội chợ Thế giới ở New York vào năm 1939. Nylon đã tạo nên một câu chuyện thần tiên hơn bao giờ hết đối với thế giới phụ kiện của nguời phụ nữ. Bóng như lụa, mềm mịn như tơ nhân tạo nhưng quần tất nylon khó bị thấm ướt hơn. Những đôi tất nylon bóng như lụa, mềm mịn như tơ nhân tạo nhưng khó bị thấm ướt hơn ra mắt vào năm 1939. Sự sáng tạo của phái đẹp thời chiếnVớ nylon đầu tiên xuất hiện trong các cửa hàng New York vào ngày 15 Tháng 5 năm 1940, và hơn 72.000 cặp đã được bán ra trong ngày đầu tiên. Thật không may cho phụ nữ khi quần tất nylon chỉ được sản xuất trong một thời gian ngắn trước khi Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1942. Lý do là bởi Hội đồng chiến tranh ngay lập tức thông báo rằng sản xuất nylon của Du Pont sẽ được sử dụng dành riêng cho mục đích sản xuất vật liệu chiến tranh. Sự khan hiếm của vớ nylon khiến nhiều phụ nữ sáng tạo ra cách dùng kem làm nâu chân và vẽ một đường nối ở mặt sau chân bằng chiếc bút chì kẽ lông mày. Như thể họ đang phủ ngoài đôi chân một chiếc tất nylon thứ thiệt. Thậm chí nhiều công ty sản xuất mỹ phẩm như Helena Rubenstein đã vớ bẫm với trào lưu này. Công ty mỹ phẩm như Helena Rubenstein đã vớ bẫm với trào lưu: Phụ nữ dùng kem làm nâu chân và vẽ một đường nối ở mặt sau chân bằng chiếc bút chì kẽ lông mày như thể họ đang phủ ngoài đôi chân một chiếc tất nylon thứ thiệt Hầu hết mọi ngành hàng quảng cáo đều muốn gắn sản phẩm của mình bên cạnh hình ảnh một phụ nữ mặc chiếc quần tất nylon đầy thời thượng Hầu hết mọi người nghĩ quần tất không đường may có xuất xứ từ những năm 1960, vì vậy có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chúng đã xuất hiện từ những năm 1940 với nhà may Hanes. Tất chân được mở rộng biên giới với gót chân và ngón chân được gia cố thêm. Tất chân với gót chân và ngón chân được gia cố thêm. Thập niên 50 chứng kiến nhiều đổi thay ngoạn mục về thời trang tất chân với kỹ thuật đan, "vi lưới". Đến năm 1945 tất cả các vớ đều chung một kỹ thuật đan phẳng, đem lại cảm giác mượt và mềm mại khi chạm vào, một vẻ sáng bóng tinh tế khi ngắm nhìn. Công ty Kant đã áp dụng kỹ thuật đan vi lưới độc đáo. Nhờ đó tất chân có bề mặt nuột nà và không bị xô lệch gấp nếp.. Tất chân đan vi lưới rất phổ biến trong thời gian cuối thập niên 50 và 60. Sự ra đời của quần tất Ngay sau đó, tất nhiên, đến sự ra đời của quần tất. Trong những năm đầu thập niên 50, Ethel Gant đề xuất với chồng ý tưởng về một sự kết hợp giữa quần lót và tất chân và đưa cho anh một mẫu thử nghiệm. Allen đưa sản phẩm của vợ mình vào thử nghiệm ở văn phòng. Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, Allen đã phát triển những gì họ sau này gọi là "Quần lót-Chân". Sản phẩm mới của họ đã được giới thiệu vào năm 1959. rong những năm đầu thập niên 50, Ethel Gant đề xuất với chồng ý tưởng về một sự kết hợp giữa quần lót và tất chân và đưa cho anh một mẫu thử nghiệm. Sản phẩm mới của họ đã được giới thiệu vào năm 1959. Khi váy trở nên ngắn hơn và tất chân đã phần nào lỗi mốt thì quần tất bắt đầu tăng trưởng. Vương Minh (Khampha.vn) | ||