Mô hình kinh doanh của Facebook – Xu hướng kinh doanh Canvas 2020 Mô hình kinh doanh của Facebook là mô hình dạng Canvas. Là mô hình được những doanh nghiệp lớn áp dụng cho công việc kinh doanh của mình Chúng ta sử dụng Facebook hàng ngày, hàng giờ. Facebook thì càng ngày càng phát triển đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho ông chủ Mark Zukenberg. Vậy thực chất mô hình kinh doanh của Facebook là gì? Tại sao mô hình kinh doanh này được Facebook duy trì lâu đến thế? Mô hình kinh doanh của Facebook là mô hình dạng Canvas. Là mô hình được những doanh nghiệp lớn áp dụng cho công việc kinh doanh của mình. Canvas là gì? Tại sao Facebook chọn Canvas là mô hình kinh doanh của mình? Lựa chọn Canvas, nghĩa là bạn lựa chọn dạng kinh doanh với những giả thiết chưa được kiểm chứng. Thay vì dùng nhiều thời gian, công sức, tiền của để lập kế hoạch, để nghiên cứu các bước thực hiện, để tìm kiếm những mục tiêu lâu dài… thì Facebook cũng như hàng loạt các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Google, Nestle…chấp nhận rủi ro để kiểm chứng những cách làm phù hợp dựa trên Canvas – Bản vẽ mô hình kinh doanh. Canvas chính là bản mô phỏng cách thức tạo ra giá trị của doanh nghiệp và cho khách hàng của doanh nghiệp đó. Canvas được sử dụng để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới. Nhờ những kiểm chứng cách làm qua Canvas, các công ty mới thành lập, cũng như Facebook trong thời kỳ đầu mới ra đời đã tạo dựng được một mô hình kinh doanh phù hợp. Mục tiêu chính của Canvas nhằm giúp các công ty thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp và đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình. Mô hình kinh doanh của Facebook Cấu trúc của một Canvas? 1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment: Các công ty cầnxác định các phân khúc khách hàng nhau mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market)… 2. Mục tiêu giá trị – Value Propositions: Cấu trúc này giúp các doanh nghiệp định nghĩa lại những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mục tiêu. Hiểu một cách đơn giản, “Mục tiêu giá trị” là điểm khác biệt giữa công ty của bạn và những công ty khác, là lý do mà khách hàng chọn của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ. 3. Các kênh truyền thông – Channels: Nội dung này yêu cầu doanh nghiệp lựa chọn các kênh truyền thông và phân phối mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Chúng ta có thể lựa chọn các kênh phân phối trực tiếp như đội ngũ bán hàng, các điểm bán hàng tại shop, các gian hàng online trên Shopee, Tiki, Lazada… hoặc các kênh phân phối sản phẩm gián tiếp qua trung gian như đại lý, thậm chí là cửa hàng của đối tác… Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. 4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships: Đây là một nội dung quan trọng của Canvas nhằm định hướng các loại quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng của mình. Định nghĩa được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ giúp thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. 5. Dòng doanh thu – Revenue Streams: Canvas sử dụng dòng doanh thu để thể hiện luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Đây cũng chính là mối quan tâm chung của tất cả các doanh nghiệp và là mục tiêu cuối cùng chúng ta hướng tới. 6. Nguồn lực chính – Key Resources: Các doanh nghiệp cần thống kê các nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh để việc kinh doanh được duy trì ổn định. Với mỗi nội dung trong Canvas, chúng ta cần xác định được nguồn lực duy trì nó. Ví dụ nguồn lực để tạo ra được hàng hóa, nguồn lực để thiết lập kênh truyền thông và phân phối, nguồn lực nhằm duy trì quan hệ khách hàng … Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính. 7. Hoạt động chính – Key Activities (KA): Mô tả các hành động quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Ví dụ đối với Facebook, hoạt động chính sẽ là phát triển nền tảng ứng dụng và xây dựng trung tâm dữ liệu (các Data Center). 8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP): Đối tác chính của Facebook và ngang tầm với ông lớn này chính là Google. Trong mô hình Canvas, đối tác chính là mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. Không chỉ có các đối tác hỗ trợ và cộng tác mà còn có thể là các công ty đối thủ. 9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS): Phần nội dung này định nghĩa tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và điều hành một công việc kinh doanh. Các mô hình kinh doanh dạng bán – mua quan tâm đến nội dung này nhất bởi việc kinh doanh của họ có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào giá rất nhiều. Chúng ta có thể thấy chiến lược của mô hình kinh doanh vé máy bay giá rẻ của Jetstar, Vietjet… Mô hình Canvas có ý nghĩa lớn trong việc kinh doanh của Facebook, duy trì mô hình kinh doanh này, Facebook đã không ngừng tìm ra những hướng đi mới, những điểm thiếu và yếu cần khắc phục từ đó dần dần đứng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình. Mô hình kinh doanh của Facebook không những giúp Mark hiểu rõ việc kinh doanh của mình mà còn giúp Mark Zukenger mở rộng mọi thứ. Đây có thể nói là mô hình mang tính xu hướng của năm 2020 và nhiều năm sau nữa. | ||