![]() | ![]() | |
![]() | Vận dụng những hiểu biết của mình về biện pháp tu từ và năng lực cảm thụ để nâng cao hiểu biết về bài thơ "Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy Câu 1: "Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh" a. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? b. Ba câu thơ trên là một câu lục bát tại sao lại ngắt xuống ba dòng? Dấu chấm lửng có tác dụng gì? c. Phân tích cái hay của đoạn thơ trên. Câu 2. a. Em có nhận xét gì về câu hỏi tu từ trong đoạn: "Thân gầy guộc lá mong manh Mà sao lên lũy lên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?" b. Đất sỏi, đất vôi là loại đất như thế nào? c. Vì sao trong hoàn cảnh sống khó khăn như vậy mà tre vẫn xanh tươi, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói lên đức tính cần cù của tre? Câu 3. " Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà lên hỡi người." Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hãy phân tích ý nghĩa của đoạn thơ? Câu 4. Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu? a. Phát hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ trong đoạn thơ trên? b. Cho biết dụng ý của tác giả? c. Em cảm nhận gì về hình ảnh búp măng non? Câu 5. Em có nhận xét gì về nhịp thơ, dấu chấm lửng, biện pháp tu từ? Điệp từ 'xanh' có ý nghĩa gì? Đoạn kết này có sự gắn bó như thế nào với đoạn đầu? Mai sau... Mai sau... Mai sau... | |
![]() | ![]() |