1/ Một thỏi đồng có khối lượng 3,5kg và nhiệt độ $260^oC$. Sau khi nó toả ra một nhiệt lượng 250kJ thì nhiệt độ của nó là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. 2/ Một cái bình bằng đồng có khối lượng 120g, chứa 800g nước ở nhiệt độ $18^oC$. Người ta thả vào bình 1 thỏi chì có khối lượng 450g ở nhiệt độ $95^oC$. Tính nhiệt độ của thỏi chì, nước và bình khi cân bằng nhiệt, biết nhiệt dung riêng của nước, đồng, chì lần lượt là 4200J/kg.K, 380J/kg.K và 130J/kg.K. 3/ Cần cung cấp một nhiệt lượng bao nhiêu để đun sôi 5l nước ở $20^oC$, biết ấm đựng nước làm bằng nhôm có khối lượng 200g và nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Xét 2 trường hợp: a) Bỏ qua nhiệt lượng môi trường hấp thu. b) Nhiệt lượng môi trường hấp thu bằng $\dfrac{1}{10}$ nhiệt lượng ấm thu được. 4/ Một ấm điện bằng nhôm khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở nhiệt độ $25^oC$. Muốn đun sôi nước đó trong 20 phút thì ấm phải có công suất là bao nhiêu? Biết 30% nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh. 5/ Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng $m_1=100g$ chứa $m_2=400g$ nước ở nhiệt độ $t_1=10^oC$. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng $m_3=200g$ ở nhiệt độ $t_2=120^oC$, nhiệt độ cân bằng của hệ thống là $15^oC$. Tính khối lượng nhôm trong hợp kim, biết nhiệt dung riêng của thiếc là 230J/kg.K. 6/ Một nhiệt lượng kế làm bằng nhôm có khối lượng 0,1kg, chứa 1l nước ở nhiệt độ $10^oC$. Người ta thả vào đó một hợp kim đồng và nhôm có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ $150^oC$ thì nhiệt độ cân bằng là $19^oC$. Tính khối lượng nhôm và đồng trong hợp kim. 7/ Một ấm điện loại 220V-880W được mắc vào hiệu điện thế U=220V để đun sôi 1l nước từ nhiệt độ ban đầu $20^oC$, hiệu suất ấm là 95%. a) Tính thời gian đun sôi nước. b) Mỗi ngày đun 3l nước bằng ấm nói trên trong 30 ngày thì phải trả bao nhiêu tiền? Biết giá điện là 700đ/kWh. 8/ Có 2 bình cách nhiệt: bình thứ nhất chứa 5l nước ở nhiệt độ $t_1=60^oC$, bình thứ hai chứa 1l nước ở nhiệt độ $t_2=20^oC$. Rót 1 lượng nước m từ bình thứ nhất sang bình thứ hai. Sau khi cân bằng nhiệt ở bình thứ hai, lại rót một lượng nước m từ bình thứ hai sang bình thứ nhất. Khi đạt cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước ở bình thứ nhất là $t_3=59^oC$. Cho khối lượng riêng của nước là $D=1000kg/m^3$, bỏ qua sự hấp thu nhiệt của bình và môi trường. a) Tính nhiệt độ cân bằng lần đầu ở bình thứ hai. b) Tính m. 9/ Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m=150g chứa $m_1=350g$ nước ở nhiệt độ $t_1=25^oC$. a) Thêm một khối lượng nước $m_2$ ở nhiệt độ $t_2=7^oC$. Khi cân bằng nhiệt ta thấy nhiệt độ nước ở nhiệt lượng kế là $t_0=10^oC$. Tính $m_2$. b) Sau đó thả vào bình một lượng nước đá $m_3$ có nhiệt độ $t_3=-10^oC$. Khi cân bằng nhiệt ta thấy còn lại 200g nước đá chưa tan. Tính $m_3$, biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2100J/kg.K, năng suất toả nhiệt của nước đá là 340000J/kg, và bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. (Lưu ý: nhiệt dung riêng của mỗi chất chỉ được nêu một lần ở những bài trên thôi các bạn nhé!) | ||