(Giải mã các tuyệt kỹ võ nghệ trong tiểu thuyết Kim Dung_kỳ 5) Nói đến Lăng ba vi bộ, người ta sẽ liên tưởng ngay đến một loại bộ pháp dùng khinh công, đối với người yếu võ công rất thích hợp luyện Lăng ba vi bộ. Tuy nhiên việc luyện loại khinh công cái thế này không hề dễ dàng, bởi vì nếu luyện sai sẽ dễ bị tẩu hỏa nhập ma làm đứt kinh mạch. Tuyệt đỉnh khinh công Tuy Lăng ba vi bộ từng bị xem là môn võ sơ đẳng nhưng sự thật nó là loại khinh công tuyệt đỉnh nhất nhì trên giang hồ. Đoàn Dự lúc học xong tuyệt chiêu này, công lực đã tăng lên cấp số nhân. Để luyện đến đỉnh cao của Lăng ba vi bộ cần nắm rõ kĩ thuật cũng như tốc độ của bộ pháp này, như vậy mới phát huy được toàn lực. Nếu Tiêu Phong dùng toàn lực để thi triển khinh công thì cũng có thể đạt đến tốc độ này, nội công của Tiêu Phong thuộc hàng tuyệt đỉnh. Vả lại trên giang hồ cũng có một ít người có thể đạt đến tốc độ này nhưng nội công đương nhiên vĩnh viễn đều không thể bằng Đoàn Dự. Do đó có thể thấy khi so sánh Lăng ba vi bộ với các loại khinh công khác thì nó luôn ở một đẳng cấp khác. Trên thực tế nó bao gồm luôn cả võ công nhập môn của phái Tiêu Dao, điều đó cho ta thấy võ công của phái Tiêu Dao là sự kì diệu của phương pháp lợi dụng sự nhanh nhẹn kết hợp với sức mạnh của nội công. Khinh công có thể giúp các cao thủ đứng trên ngọn cây như đứng trên mặt đất Ngạo hổ tàng long Những người luyện lăng ba vi bộ thực chất là dùng thuật khống chế, điều khiển khí để di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc. Đây là loại khinh công mà tuyệt nhiên không bất kì một loại khinh công nào khác có thể so sánh được, kể cả các loại khinh công thượng thừa. Những người có khinh công đều là những người có sức bật nhảy rất cao, nương vào lực bật nhảy ấy mà nhảy vọt lên, rồi hạ xuống. Khi đã luyện thành thạo thì sẽ có thể làm giảm lực hút của trái đất, giảm tiếng ồn khi di chuyển. Cho nên một môn khinh công bình thường thực chất chỉ là một kỹ thuật chạy nhảy với tốc độ cao. Những cao thủ khinh công, luyện cách xuất ra một lượng khí phù hợp nhất định thì bước chạy càng nhanh, nhảy càng cao, bay càng xa. Cái này gọi là “Đạp tuyết vô ngân” (nghĩa là: đạp lên tuyết mà không để lại dấu).Sự thành bại phụ thuộc vào công lực của hành giả Sự huyền bí của Lăng ba vi bộ được thể hiện ở chỗ có thể khống chế điều khiển khí công mà bay lên, khoảng cách bay xa hay gần thì phụ thuộc vào công lực của người luyện quyết định. Người có nội công cao thâm tuyệt đỉnh có thể bay qua núi sông, vực thẳm thậm chí là xa hơn thế nữa. Lúc thi triển khinh công có thể toàn thân bất động để điều khiển khí công cũng có thể chân đạp trên không như bước đi trên mặt đất với phong thái phiêu diêu tự tại như đang đi trên mặt nước, đó gọi là “Lăng ba vi bộ”. Những người biết Lăng ba vi bộ có nội lẫn ngoại công đều vô cùng cao thâm, họ có thể tùy lúc mà theo dõi tính chất của linh khí, xem nó tương hỗ hay tương khắc, để có thể thi triển khinh công giúp cơ thể treo lơ lửng, giống như đang bơi lội, cơ thể tự nhiên sẽ hướng về phía trước mà bay. Nhân vật Đoàn Dự do Trần Hạo Dân thủ diễn Phương pháp luyện (*)Ngoại luyện pháp: Dùng bao cát buộc vào cổ chân, từ sáng sớm thức dậy cho đến lúc đi ngủ đều không được tháo nó ra, hằng ngày đi lại, sớm tối luyện chạy nhảy cũng không được bỏ nó ra. Cứ cách một tháng tháo bao cát xuống 3 ngày để cân bằng cơ thể. Một năm sau có thể leo núi chạy nhảy đuổi theo được cả khỉ, hơn ba năm sẽ có thể dùng tấm ván mỏng thay thuyền mà chạy trên mặt nước. Cuối cùng hãy tháo bao cát ra, lúc này đã có thể chân trần đạp trên mặt nước, như vậy có nghĩa là đã luyện xong khinh công bay trên mặt nước. Nội luyện pháp: Phải chăm chỉ luyện nội công tâm pháp, kết hợp với ngoại luyện pháp. Nội pháp từ từ được nâng cao, đến khoảng 3 năm sau thì nhất định sẽ tiến đến ranh giới của khinh công đỉnh cao. (*): Đây là thông tin chúng tôi dịch từ http://jinyong.baike.com/article-150837.html và chỉ mang tính tham khảo cho bài viết này, độ chính xác và hiệu quả không được kiểm chứng. Như Nguyệt (tổng hợp) Nguồn http://vothuat.info | ||