Chỉ mới ra đời chưa được hơn một nửa thế kỷ, nhưng tất giấy đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang và trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo trong của người phụ nữ. Quần tất – sức mạnh của sự mong manh Chỉ mới ra đời chưa được hơn một nửa thế kỷ, nhưng tất giấy đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang và trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo trong của người phụ nữ.Đi tìm cội nguồn của quần tất
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, những chiếc váy dần được cắt ngắn, từ mắt cá chân, rồi lên đến ngang bắp chân, và đến dưới đầu gối. Tuy nhiên, phái đẹp vẫn chưa đủ tự tin để lộ ra đôi chân trần và vẫn phải sự trợ giúp của những đôi tất có chất liệu dày, thường được làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp. Những đôi tất dạng này đóng vai trò để che chân chứ không có tác dụng làm đẹp. Khoảng 20 năm sau đó, tất bắt đầu được làm từ sợi nylon, bền hơn, mỏng hơn, nhưng chưa đạt được đến độ trong suốt như ngày nay, và vẫn dừng lại ở dạng những chiếc tất dài lên đến đùi. Để giúp cho những đôi tất này không bị tụt xuống, các nhà thiết kế dùng một số khuy cài đặc biệt, nối tất dài vào nội y. Năm 1953, Allen Gant đưa ra một mẫu quảng cáo về những chiếc quần tất được gọi là “panti –legs”, nhưng những sản phẩm này chỉ được đưa ra thị trường vào năm 1959. Cũng trong khoảng thời gian này, nhà thiết kế Ernest G. Rice đã tự mình thiết kế ra chiếc quần tất (có chất liệu và kiểu dáng tương tự quần tất ngày nay). Hai sản phẩm tương tự như nhau, được thiết kế bởi hai người khác nhau, đã dẫn dến nhiều vụ kiện tụng về sau về mặt bản quyền, và chỉ chấm dứt khi Ernest G. Rice qua đời.
Song hành cùng thế giới thời trang Sự thịnh hành của những chiếc quần tất gắn liền với các xu thế thời trang diễn ra trên toàn thế giới. Khi phụ nữ còn e ngại với những chiếc váy dài, những chiếc quần tất vì thế cũng không thực sự cần thiết. Khi miniskirt trở thánh hiện tượng thời trang, quần tất trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu. Đôi khi, quần tất cũng bị "thất sủng" khi phụ nữ cho rằng khoe đôi chân trần mới là đẹp, hoặc vào thời điểm những chiếc quần ống rộng, ống côn, quần lửng, quần ngố… “lên ngôi” trở lại.
Một trong những loại quần tất đặc biệt – là loại quần không đũng, thường được gọi là “quần tất phi giới tính”, có thể dành cho cả 2 phái. Nhiều tín đồ của thời trang truyền thống cho rằng loại quần này có thiết kế quá kỳ cục, nhưng thực tế, sản phẩm này tiện ích hơn so với thiết kế bề ngoài có phần kỳ cục của nó.
Đại đa số các loại quần tất được làm từ nilon hoặc chất liệu tổng hợp có pha thun, giúp quần tất có độ đàn hồi tốt và đạt được độ mỏng như ý muốn. Độ mỏng và xuyên thấu của quần tất cũng có những quy định riêng và được chia làm 3 cấp độ, với tiêu chuẩn đo lường riêng được gọi là denier – thuật ngữ riêng của ngành dệt may để chỉ độ xuyên thấu của vải.Từ 3 -15 denier là dạng trong suất, 30 -40 là dạng trong vừa và 100 denier là những chiếc quần tất màu đục. Quần tất – lợi và hại
Dù vậy, quần tất cũng có những tác hại riêng đối với sức khỏe của người sử dụng hay phải gánh những điều chê bai. Điều này vẫn tồn tại kể từ khi quần tất siêu mỏng ra đời. Loại quần này giúp đôi chân phái đẹp trở nên quyến rũ hơn, nhưng cũng có không ít lời phê phán về loại thời trang “quý tộc, không cần thiết và phí phạm” này, vì dù người mặc cố giữ gìn đến mấy, chỉ một vết xước nhỏ, chiếc quần tất cũng đã trở thành đồ bỏ - không may vá lại – không sửa chữa và chẳng thể tái sử dụng. Dù chiếc quần tất bán ở chợ với giá hai ba chục nghìn một chiếc, hay những chiếc gắn mác hàng hiệu có giá hàng trăm đến cả triệu, đều có khả năng bị xước, bị rách như nhau khi người mặc vô ý vướng vào một đầu đinh, một góc bàn, hay thậm chí, chỉ là một chiếc móng tay… Nhiều người cho rằng, quần tất dạng da chân hay những loại mỏng tương tự là mặt hàng thời trang “nguy hiểm” và “không có bảo đảm”. - Vì quần tất thường bó sát và không thấm nước, nên có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến đường tiết niệu. Các chuyên gia khuyên rằng, những người có bệnh về đường tiết niệu và phụ nữ đang mang thai không nên mang quần tất. - Được làm từ chất liệu nilon và sợi tổng hợp, quần tất, đặc biệt là những loại siêu mỏng, bó chặt có thể gây bức bí ở bộ phận sinh dục, là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của sự viêm nhiễm. Nhiễm khuẩn âm đạo là một loại bệnh lý mà những chiếc quần tất có thể là thủ phạm gây ra. - Quần tất thường khiến người mặc cảm thấy nóng và bí, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ cao. Do đó, những người già, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh hay người có bệnh về thân nhiệt không nên sử dụng loại quần tất thời trang. - Sử dụng quần tất quá nhiều cũng có thể dẫn đến những căn bệnh ngoài da, điển hình là những loại bệnh dị ứng và nấm. Q.N Theo Infonet Q.N Theo Infonet Nguồn zing.vn | |||||||||||||