You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1 911 Sơ lược về Mĩ thuật thời Lê Sat Jul 19, 2014 10:32 pm

Tiểu Mai
Hạ sĩ
Tiểu Mai

Hạ sĩ
Bài viết : 33
Ngày gia nhập : 19/07/2014
Bài viết: Sơ lược về mĩ thuật thời Lê

Nguồn: Zingme

Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần, tự xưng vua lấy hiệu là Thánh Nguyên, đổi tên nước là Đại Ngu. Như vây sau triều Trần một triều đại mới bắt đầu: đó là triều đại nhà Hồ (Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ) Ngày 19-11-1406 nhà minh đánh chiếm Thăng Long ,nhà Hồ tổ chức chống đỡ tuy nhiên chỉ cầm cự được một thời gian ngắn. Tháng 6-1407 nhà Hồ hoàn toàn thất bại, nước ta rơi vào tay quân xâm lược nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu đã thu hút sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước, kéo dài 10 năm (1417-1427) đã dành thắng lợi vẻ vang. Lê Lợi lên ngôi lập ra triều Lê, thời kì này gọi là Lê Sơ (hay còn gọi là Hậu Lê) kéo dài 100 năm Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 – 1789), được chia làm 2 thời kì : Lê sơ được tình từ khi Lê Lợi lên ngôi( 1428) đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi ( 1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh trị nhất. I. TÌNH HÌNH XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ Trong 20 năm đầu thế kỉ XV quân Minh đã tàn phá hầu hết các công trình kiến trúc và điêu khắc của dân tộc ta, hòng hủy diệt nền văn hóa của dân tộc ta và âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Khi sang xâm lược, chúng đã được lệnh: “Khi tiến quân vào An Nam chỉ trừ những bản kinh và sách về Thích , Đạo, không hủy còn tất cả các bản in sách , các giấy tờ cho đến sách học của trẻ con như loại “Thượng ,đại , nhân , khâu, ất , kỉ” thì nhất thiết một mảnh giấy , một chữ viết đều phải thiêu hủy hết. Trong nước ấy chỉ còn những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không được để lại” Những người thợ giỏi , trong đó có Nguyễn An bị bắt về nước. Cuối năm 1246Vương thông đã cho phá chuông Quy Điền và Vạc phổ Minh (Nam Định) để lấy đồng đúc vũ khí. Nền văn hóa , nghệ thuật của chúng ta bị tổn thất nghiêm trọng Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội, trong lúc đó phật giáo và đạo giáo vẫn tồn tại nhưng địa vị sa sút nhiều. Đạo phật bị triều đình coi nhẹ, nhiều luật lệ nghiêm ngặt được đặt ra để hạn chế sự phát triển của phật giáo và đạo giáo như: nhà sư muốn hành nghề phải trên 50 tuổi, thông thạo kinh sử, trong sạch và phải qua nhiều kì thi tuyển chặt chẽ. Ngay từ khi chiến thắng sắp kết thúc Lê Lợi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Những người bị xiêu tán trong chiến tranh phải trở về quê cày cấy, người nào tự dưng bỏ nghề phải xử tội nặng. Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích và phát triển nôn nghiệp. Cấm bỏ ruộng hoang, cấm lấy sức dân làm việc công trong những ngày mùa màng, mỗi xã có một xã trưởng chuyên trông nom việc nông trang.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. Nhờ những chính sách khuyến nông , nông nghiệp thời kì này chẳng những được phục hồi mà còn phát triển đưa nhà nước phong kiến tập quyền lên con đường thịnh đạt sau chiến tranh. Công thương nghiệp của nước ta nhanh chóng được phục hồi và phát triển . từ 61 phường dưới thời Lý-Trần nay còn 36 phố phường, nhiều phường đá đi vào chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định. Việc buôn bán trong nước cũng mở rộng, các chợ được mở khắp nơi, việc buôn bán với nước ngoài thì có phần hạn chế hơn. Đặc biệt triều đình Lê tổ chức được những xưởng thủ công riêng, để phục vụ cho tầng lớp thống trịmà chủ yếu là vua quan ở Kinh Đô. đó là các xưởng đúc tiền , đúc ấm , rèn sắt, đóng thuyền , chạm bạc, đúc tượng bằng vàng…. II. KIẾN TRÚC THỜI LÊ SƠ Sau chiến tranh, kiến trúc nước ta đá chịu một hậu quả nặng nề. bao nhiêu chùa tháp, lầu gác , cung điện bị phá hủy. Do vậy , sau khi chiến thắng cùng với việc khôi phục kinh tế, triều đình nhà lê đã chú trọng đến việc tu sửa và xây dựng các công trình kiến trúc. Mặt khác, để xứng đáng với chiến thắng của dân tộc, xứng đáng với lòng tự hào của mỗi người trong Đại Việt lúc bấy giờ, bộ mặt của đất nước, nhất là thủ đô thăng long cần được tu sửa lại. 1. Kiến trúc cung đình Ngay từ khi lên ngôi Lê Lợi vẫn lấy tên nước là Đại Việt, đổi tên thành Thăng Long là Đông Kinh. (Cuối thời Trần Thăng Long đổi là Đông Đô. Thời thuộc Minh đổi là thành Đông Quan. Năm1430 Lê Lợi đổi Đông Quan là Đông Kinh (đối lại với Tây Kinh hay Lam kinh). Nghệ thuật Kiến trúc, Điêu khắc và Trang trí thời Lê Sơ gắn với: xây dựng cung đình lầu gác, của nhà vua và hoàng tộc, dinh thự quan lại ở trung ương và địa phương phục vụ vương triều. Các công trình Kiến trúc – nghệ thuật tạo hình vương triều tập trung ở hai khu vực: Đông Kinh (tức Thăng Long) và Tây Kinh (Lam Kinh). Đông kinh phía mặt trời mọc là nơi đô hội khi vua cai trị đất nước, Tây kinh phía mặt trời lặn nơi vĩnh hằng của các bậc đế vương Kiến trúc Đông Kinh: Thành Đông Kinh, nhà Lê Sơ vẫn giữ nguyên bố cục thành Thăng Long (thời Lý –Trần). Các cung điện trong thành Đông Kinh ngoài xây dựng mới, chủ yếu tu bổ trên cơ sở cũ. Đông kinh Nói chung, kiến trúc thời Lê Sơ có những bố cục theo khuôn mẫu, gợi vẻ trang nghiêm song kém phần đồ sộ, bề thế so với thời Lý, Trần. Cũng tùy theo mức độ quan trọng mà kiến trúc Lê Sơ có kích thước to, nhỏ khác nhau. Các trụ sở to của triều đình là 5 gian, 2 chái. Thường là 3 gian 2 chái. Kiến trúc Lăng mộ quy mô cũng không to bằng thời Lý – Trần. Các triều cuối của Lê sơ đặc biệt là Lê Tương Dực do ăn chơi sa đọa còn cho xây dựng các lầu gác phục vụ mục đích đó Ngoài ra, triều đình nhà Lê còn cho xây dựng phía nam kinh đo một số đàn để tế trời đất , các đàn này cũng có quy chế nhất định Đàn Nam Giao: để tế trời đất Đàn xã tắc :để cầu quanh năm được mùa Đàn phong vân: để cầu mưa Kiến trúc Lam Kinh: Lê Thái Tổ không những xây dựng Đông Kinh còn chú trọng cho xây dựng, sửa sang vùng Lam Sơn. Đó là mảnh đất quê hương Hoàng tộc của Lê Lợi, và là nơi tụ nghĩa, của nhiều anh hùng hào kiệt, nơi phong trào khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, giải phóng dân tộc. Các vua thời Lê Sơ kế nghiệp đều nghĩ việc xây dựng và tu bổ. Lam Sơn mảnh đất thiêng của dân tộc, trở thành kinh đô thứ hai, nằm phía Tây. Được gọi là Tây Kinh (Tây Đô hay Lam Kinh – nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân Thanh Hóa). Điện Lam Kinh là công trình xây dựng ngay sau khi Lê Lợi mất (1418 – 1433). Cuối năm 1448 làm các cung điện. Năm 1456 sửa 3 cung điện: Quang Đức, Diên Khánh và Sùng Hiếu. Điện Lam Kinh nguy nga, bề thế xây dựng trên triền đồi thoai thoải, được cải tạo thành 3 lớp nền phẳng hình chữ nhật (315m x 256m). Sau các lần bị cháy, đã tu bổ vào thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn, rồi cũng bị đổ nát. 2.Kiến trúc tôn giáo Chùa chiền trong thời Lê Sơ không được dựng mới nhiều nhưng vẫn được trùng tu tôn tạo. Dấu tích mỹ thuật thời Lê Sơ còn lại trên các chùa rất ít ỏi, có nơi lưu giữ được bia (như chùa Kim Liên, Bối Khê), có nơi thì những thành phần kiến trúc tu sửa của thời kỳ sau đã thay thế hầu hết. Những di vật đáng giá về kiến trúc Phật giáo hiện còn là tháp đá Huệ Quang, vốn có từ thời Trần được đại trùng tu thời Lê Sơ, bệ tượng bằng gỗ chùa Thầy… Tháp đá Huệ Quang thuộc chùa Hoa Yên (trên núi Yên Tử-Uông Bí-Quảng Ninh)Tháp dựng xa phía trước cổng chùa, ngay ở lối đi, tháp vốn có từ thời trần nhân tong, bị đổ nên đầu thời Lê đã trùng tu lại. Tháp Huệ Quang Chúng ta có thể đoán định tháp được xây vào thời Lê Sơ, vì hình dáng của nó khác hẳn các tháp thời sau, phía trong lại có tượng và ngai đá của thời Lê Sơ. Dòng chữ “ Lê triều trùng tu…” ở cột cây hương trước tháp, giúp ta khẳng định them điều đó. Kiến trúc đền , miếu thờ cũng được sửa sang tu bổ, trong các địa phương đền miếu nhỏ cũng được nhân dân tự tổ chức xây dựng thờ cúng khá nhiều. Cũng như các thời trước, vào thời Lê Sơ, nhân dân ta rất coi trọng lăng mộ của tổ tiên. Điều đó được xuất phát từ truyền thống” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Triều đình nhà Lê Sơ sau khi lên cầm quyền cũng hết sức chú ý đến điều đó. Có 6 vua đầu triều Lê Sơ đã tang mộ tại Lam Sơn là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông.Từ sau Lê Túc Tông triều đình Lê Sơ có 4 vua nữa là Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng nhưng không có ai lên ngôi được trọn vẹn cho đến lúc mất, mà bị vua sau chiếm đoạt , phế đi hoặc bị giết, nên không theo tập tục đưa về Lam Sơn tang nữa, mà tang ở nơi khác. Ngoài ra ở Lam Sơn còn có mộ của bà hoàng, công chúa như lăng Ngô Thị Ngọc Giao (vợ Lê Thái Tông) lăng Nguyên Thị Ngọc Huyên (vợ Lê Thánh Tông) mộ công chúa Thụy Hoa… Lăng Lê Hiến Tông Lăng Lê Thái Tổ được xây sát ngay sau điện Lam Kinh, mặt bằng của lăng là hình chữ nhật gần vuông (24m7x24m) xung quanh có tường bao bọc, phía trong cùng là mộ, dọc theo lăng là 5 đôi tượng đá đứng chầu đối xứng nhau qua trục chính mà thuật ngữ kiến trúc cổ gọi là đường thần đạo, các đôi tượng này thú tự tính từ trong mộ ra có: tượng quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ. các tượng đều nhỏ bé, đục chạm có phần sơ sài, cao không quá 1m2. Dọc theo đường thần đạo từ lăng đi ra, hơi chếch về phía bên phải có nhà bia Vĩnh Lăng, cũng là một phần của lăng mộ, bia ghi sự tích người nằm dưới mộ Bia Vĩnh Lăng có kích thước lớn cao 2m8, rộng 1m92, dày 0m72. Choán gần hết khung giữa của nhà bia, bia được đặt trên lưng một con rùa rất đẹp cao 0m80, dài 3m58, rộng bằng chiều rộng của bia. Bia và rùa là hai khối đá lớn riêng biệt, được gắn vào nhau bằng mộng ngàm sâu, khít nên trông chắc chắn như là một khối Những quy chế khắt khe trong trật tự xã hội do ảnh hưởng khá nặng nề của nho giáo đem lại,không những đã ảnh hưởng đến kích thước của công trình kiến trúc mà nó còn tạo nên những bố cục rập khuôn theo mẫu nhất định. Lối bố cục theo trục dài đã trở thành khuôn mẫu cho các lăng thời Lê Sơ. Lăng Lê Thái Tổ (Hựu Lăng) Lăng bị hỏng nặng, mộ sạt lở, tượng bị vỡ và di chuyển nên kiến trúc lăng không còn gì. Lăng Lê Nhân Tông (Mục Lăng) hoàn toàn không còn vết tích Lăng Lê Thánh Tông (Chiêu Lăng) bố cục mặt và hiện vật bằng giống Vĩnh Lăng , tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Thứ tự các tượng bị thay đổi :quan hầu , tê giác , ngựa , lân , voi(thay hổ) các tượng này một ssoos bị sứt mẻ hoặc bị mất, nét chạm cũng trau chuốt và tỉ mỉ hơn ở Vĩnh Lăng. Bia không có nhà che chắn nên các họa tiết đã hơi mòn. Lăng Lê Hiến Tông (Dụ Lăng) bố cục mặt bằng và cấu trúc của lăng cũng giống các lăng trên, nhưng kích thước lại có phần nhỏ hơn, các tượng dọc trục đường thần đạo bị sứt gãy mất một số, thứ tự tượng cũng bị thay đổi: quan hầu, ngựa, voi ,lân, tê giác Lăng Lê Túc Tông (Kính Lăng) dấu vết còn lại ngày nay chỉ là những mảnh vỡ của các tượng và tấm bia trước đường thần đạo, chữ và hoa văn trên bia cũng đã mờ nhiều. Như vậy kiến trúc lăng mộ Lê Sơ nhìn chung có kích thước nhỏ và sơ sài, bố cục tuân theo một khuôn mẫu nhất định, đó là lối bố cục đăng đối theo trục dài, nó khác hẳn lối bố cục hình vuông lớp trong lớp ngoài quy tụ ở giữa như thời Trần, có bia to ở trước III. ĐIÊU KHẮC THỜI LÊ SƠ a. Điêu khắc trang trí Thời kì Lê Sơ, là thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến tập quyền, văn hóa khổng tử được coi là nền tảng để xây dựng xã hội. Nho giáo , lần đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam phát huy đến cao độ sức mạnh của một đạo “trị nước”. Ngược lại đạo phật không còn vị trí độc tôn như trước , mà đang trên đường suy thoái, chỉ có địa vị thấp kém và bị chèn ép trong xã hội. Bởi vậy điêu khắc Lê Sơ trước hết tập trung ở các công trình không phật giáo.Nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ chủ yếu phục vụ cho những công trình nhằm đáp ứng trực tiếp cho cuộc sống của giai cấp thống trị cũng như của tổ chức nhà nước đương thời. Nếu như trang trí trên các bia vua hoàng hậu và thần thánh được chạm nổi trau chuốt, có khuôn thước thì ở những bia tiến sĩ công thần, đền chùa, hình trang trí thường được chạm nổi ít hoặc khắc chìm một cách đơn giản trên mặt phẳng nhẵn, đường nét tự nhiên và không theo khuôn thước nhất định Họa tiết bia lăng Lê Lợi Ở bia lăng Lê Thái Tổ (1433) trừ con rồng ở giữa trán bia còn lại đều là sự tái hiện cỉa rồng Lý và đầu thời Trần : đầu nhỏ , mào cao, thân và bờm có những nếp sóng lượn nhanh, chân thanh mảnh, toàn bộ mình rồng trông rất hoạt và mang một sức mạnh vươn lên. Với hình rồng đầu Lê Sơ, nghệ thuật trang trí của Việt Nam thể hiện một lối tư duy chặt chẽ về bố cục, hình mẫu trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét…được tiếp nối từ thời Lý trần Bên cạnh hình ảnh con rồng truyền thống, thì hình rồng ở giữa trán bia Vĩnh Lăng lại mang ảnh hưởng của rồng phương bắc rất rõ nét: mắt nhìn thẳng với vẻ dữ tợn, thân mình vặn khúc, mang một dáng đe dọa. Được bố cục gọn gàng trong một bố cục hình tròn, hình tròn đấy lại nằm gọn trong một hình vuông. Phải chăng hình ảnh con rồng dữ tợn là hình ảnh tượng trưng cho giai cấp thống trị, đang muốn thể hiện sức mạnh bành trướng thế lực, uy quyền của vua. Phong cách điêu khắc thời Lê Sơ được thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê Thánh Tông, một thời kì cực thịnh của phong kiến Lê Sơ. Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ nuột nà, cầu kì, đường nét thì sắt nhọn, dứt khoát, bố cục thì dày đặc rối mắt. Tính dân gian giảm dần , tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẩm. Hình tượng rồng thời kì này đẫ trở thành biểu tượng cho sức mạnh và uy quyền của vua, cụ thể như các bia văn tiến sĩ ở Văn Miếu không có hình rồng mà chỉ có mặt trời, mây, hoa lá và sóng nước. b. Điêu khắc tượng lăng mộ Tượng ở lăng mộ thời Lê Sơ có kích thước nhỏ bé, cách thể hiện cũng đơn giản, biểu hiện ở cách tạo dáng , khối và đường nét. Tỉ lệ giữa các phần chi tiết cũng chưa thật chính xác.Hoa văn trang trí trên tượng ít. Từ cách tạo hình đến đường nét trên pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian. Tính chất nho giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa cách hình tượng, cách sắp xếp đối xứng qua đường thần đạo…nhưng tác giả của các pho tượng đó lại là những người thợ xuất phát từ nông dân vì vậy họ vẫn bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ dân gian khi làm ra các tác phẩm. Tượng lăng mộ thiên về khái quát, dáng hình có vẻ ngộ nghĩnh, mảng khối còn thô, nặng về gợi hơn là tả. ở mảng tượng nửa đầu thế kỷ XV, cả người và thú đều tạo hình đơn giản đến mức sơ sài, song lại hướng về cái đẹp hồn nhiên, bình dị Có thể thấy , trên cơ sở lăng mộ thời Trần mới thể nghiệm đưa tượng vào trong kiến trúc nơi yên nghỉ của vua Trần Hiến Tông và quan đại thần Trần Thủ Độ, sang giai đoạn quân chủ Nho giáo, việc đưa tượng vào lăng mộ trở nên phổ biến. Khác những tượng thờ ở đền và chùa là tượng bày trong nội thất, do đó có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và phải sơn thếp để phản quang trước ánh sáng đèn nến; những tượng ở lăng mộ là tượng ngoài trời, trực tiếp với nắng mưa và dưới ánh nắng mặt trời chan hòa, do đó dường như đều làm bằng đá và để mộc với vẻ đẹp chân chất, thật nhất. c. Rồng Thời Lê Sơ Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau,rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn. Số TT Lăng Vua Thái hậu Năm dựng Tên tượng 1 2 3 4 5 1 Lê Thái Tổ 1433 Người Lân Ngựa Tê Hổ 2 Lê Thái Tông 1442 - Tê - Lân - 3 Lê Thánh Tông 1498 - - - - Voi 4 Ngô Thị Ngọc Dao 1498 - - - - - 5 Lê Hiến Tông 1504 - Ngựa Voi - Tê 6 Nguyễn Thị Ngọc Huyên 1505 - - - - - IV. HỘI HỌA LÊ SƠ Tranh của thời Lê Sơ hầu như không còn giữ lại được đến ngày hôm nay mà chủ yếu chúng ta biết đến thong qua những bài thơ trong tập thơ “Hồng Đức Quốc âm thi tập” đó là những bài thơ giàu hình ảnh và màu sắc. Đặc biệt thời kì này tranh chân dung đã phát triển từ các thế kỉ trước nay vẫn tiếp tục phát triển. Bức tranh chân dung Nguyễn Trãi ở đền thờ ông tại làng nhị khê (huyện thường tín, Hà Sơn Bình), tương truyền là sau khi vua Lê Thánh Tông minh oan cho ông trong vụ án “Lệ Chi Viên”, đã tìm họa sĩ có tiếng vẽ theo tưởng tượng qua lời kể của người đương thời, hiện đang được bảo quản tại bản tàng lịch sử , tuy nhiên bức tranh đã dược vẽ lại nhiều lần, dấu vết nghệ thuật lời Lê Sơ hầu như không còn nữa. Bức chân dung ngày nay mà chúng ta nhìn thấy xét về màu sắc và đường nét phải xếp vào cuối thời Lê Mạt đầu thời Nguyễn. Những hình vẽ Lê Sơ đến ngày nay, vẫn giữ được phong cách và vẻ đẹp ban đầu, thì chỉ có thể kể đến những hình vẽ bằng bút mềm (có khi bằng bút cứng) trên đồ gốm. Loại gốm phổ biến thời Lê Sơ là loại sành sứ memn trắng vẽ hoa lam trên men, đôi khi còn giữ lại hoa nâu, và một số ít vẽ hoa nhiều màu trên men. Gốm sành sứ hoa lam là loại gốm phổ biến, mở đầu cho một truyền thống mới về gốm được phát triển đến ngày nay. Phần lớn đồ gốm thời Lê Sơ là, đĩa, bát, lọ rồi đến bình hương. Sau khi được tạo dáng xong, nghệ nhân làm gốm dung bút mềm vẽ những hoa màu lam lên bề mặt của nó, sau đó phủ lớp men ở ngoài. Vì thế , sau khi nung chin , hình vẽ hiện lên dưới lớp men bong, không bao giờ bị phai nữa. Tùy theo dáng và yêu cầu thực dụng của từng loại đồ gốm sành, sứ men trắng hình trang trí có khi được vẽ ở lớp ngoài (lọ, bát, bình hương) có khi được vẽ 2 mặt, hoặc là chỉ ở mặt trong (đĩa) Có thể thấy gốm hoa lam đã khai thác triệt để các yếu tố của hội họa trong thể hiện hoa văn, đó là phương pháp vẽ khi phóng khi công, khi loãng khi đặc, khi dày khi mỏng làm hoa lam có độ đạm nhạt lung linh, người nghệ sĩ phóng bút vẽ chứ không phụ thuộc vào thiên nhiên do đó nét và hình sinh động, mềm mại. Trên đồ dung hằng ngày như bát đĩa ấm , bậm rượu trang chủ yếu là hoa lá, chim chóc, ngựa, cá tôm…trên đồ thờ cúng như chân đèn ,lư hương chư yếu trang trí long li quy phượng, nghê…song hoa lá chủ yếu vẫn là cúc và sen. Các mô típ trên được thể hiện theo lối phong cách phóng bút bay bướm, nhưng bố cục bao giờ cũng chặt chẽ, các mảng đậm nhạt khác nhau của hoa văn phát triển theo một nhịp điệu nhịp nhàng uyển chuyển.Trang trí thường là những băng ngang theo bố cục truyền thống của nghệ thuật trang trí đồ gốm nước ta. Trên đĩa có diện trang trí phẳng có diện trang trí phẳng và tròn hoa văn được thường được trang trí dàn trải lên toàn mặt bằng có chủ đề rõ ràng khiến ta có cảm giác đó là một bức tranh hoàn chỉnh. V.GỐM THỜI LÊ SƠ Gốm thời Lê Sơ được chế tạo tại các lò Gốm như Bát Tràng, làng Thổ Hà (Gốm nâu), làng Phù Lãng (gốm men vàng – màu da lươn). Nghệ thuật gốm thời này dùng lối vẽ trực tiếp lên mặt gốm, và còn dùng cả lối vẽ vạch hoặc đắp nổi. Kiểu dáng có xu hướng vươn lên theo chiều cao hình dáng thanh thoát, bớt thô hơn trước, không chỉ thấy ở chân đèn, nậm rượu, ly hương mà còn thấy rõ cả trong những bát đĩa chân đế cao và bát chân đế cao đã trở thành hiện vật tiêu biểu của gốm hoa lam TKXV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Mỹ thuật Lê Sơ-NXBMT 2.Tượng cổ Việt Nam- Chu Quang Trứ 3.Nguồn ảnh từ internet


Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.