You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tran Tieu Vy
Chiến sĩ bậc 1
Tran Tieu Vy

Chiến sĩ bậc 1
Bài viết : 6
Ngày gia nhập : 30/06/2015

(e-CHÍP Online) - Bắt nạt qua Internet, vấn nạn bạo lực khi sử dụng công nghệ số, đã và đang trở nên nghiêm trọng. Cứ 4 trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì 1 em là nạn nhân của nạn bạo lực Internet dưới các hình thức khác nhau.

Giải pháp giúp đỡ nạn nhân bị bắt nạt qua Internet  Batnat

Hậu quả có thể sẽ trầm trọng: Trẻ trở nên tách biệt, giấu diếm; việc học bị ảnh hưởng và chúng có thể trở nên chán nản, hay gây hấn với người khác hoặc thậm chí có xu hướng tự tổn thương bản thân. Vì thế cha mẹ phải nhận thức được vấn đề và biết cách để đối phó ngay từ những ngày đầu tiên.

Mặc dù Internet chỉ là thế giới ảo nhưng không phải mọi sự đe doạ đều có thể giải quyết bằng công nghệ. Kaspersky Lab đã hợp tác cùng các nhà tâm lý học trẻ em trên khắp thế giới để đưa ra những lời khuyên cho việc hỗ trợ nạn nhân của vấn nạn bạo lực qua mạng.

Sau đây là những lời khuyên:

1. Hãy luôn ở bên trẻ, không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao gửi yêu thương. Vào lúc này, các em rất cần được an ủi rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra hay có làm gì đi nữa, bạn vẫn luôn ở bên ủng hộ.

2. Đừng xem nhẹ vấn đề. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất chính là cuộc sống của con bạn. Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí, vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em.

3. Đây vẫn chưa là thời điểm để nói lý lẽ. Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm chí sự thật là vậy. Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng.

4. Sự đồng cảm chân thành thật sự cần thiết. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng cảm nhận với chúng. Hãy giải thích rằng bạn đã từng đối mặt những thách thức tương tự - dù không phải trên Internet nhưng vẫn rất khó khăn. Đừng nói rằng bạn còn chịu đựng nhiều hơn thế hay bạn đã mạnh mẽ đối đầu như thế nào. Hãy nói rằng những lúc ấy điều bạn cần nhất chính là một người lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh.

5. Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ - điều cần thời gian và không nên vội vàng - thì hãy bắt đầu nói đến vấn đề. Đừng đoán xem chúng đang định nói gì. Hãy để chúng tự bắt chuyên và kể với bạn về điều đó theo cách của chúng. Điều này rất quan trọng để con bạn có thể tự trút bỏ gánh nặng.

Khi thảo luận về vấn đề này, Alexander Frofeey - Giám đốc Marketing Kaspersky Lab cho biết, “Ngôn từ có thể giúp ích là ngôn từ của tình yêu thương và ủng hộ chân thành. Đây là thông điệp chính mà chúng tôi muốn truyền tải trong việc chống lại vấn nạn bắt nạt Internet. Thông điệp này không chỉ của riêng chúng tôi mà còn được chia sẻ bởi những nhà tâm lý học đã tham gia vào dự án này trên toàn thế giới. Bắt nạt trên mạng xuất hiện bất cứ nơi nào truy cập vào Internet - gần như là cả thế giới. Thế nên, chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh trên toàn cầu nắm bắt được cách giải quyết vấn đề”.

Trong chiến dịch chống lại bạo lực Internet, Kaspersky Lab đã phát triển một cổng thông tin tương tác mới “Words Can Save” chứa nhiều thông tin về vấn đề và hướng dẫn các bậc cha mẹ qua các dấu hiệu ngầm của bạo lực Internet ở con trẻ. Trang wordscansave.me giúp các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc gần gũi với trẻ và giúp đỡ chúng với ngôn từ phù hợp.

Bên cạnh đó, kid.kaspersky.com sẽ cung cấp cho trẻ và các bậc phụ huynh cái nhìn toàn diện về bắt nạt trên mạng thông qua những câu chuyện được chia sẻ từ nạn nhân, những bài học và bài kiểm tra để đo mức độ hiểu biết về vấn đề và nhiều thông tin bổ ích khác giúp trẻ vượt qua vấn nạn này.

HỒNG HẠNH

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.