You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnGo down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1 [Soạn văn] -Mấy ý nghĩ về thơ Empty [Soạn văn] -Mấy ý nghĩ về thơ Tue Sep 16, 2014 8:36 pm

Duyên Hà
Chiến sĩ bậc 1
Duyên Hà

Chiến sĩ bậc 1
Bài viết : 8
Ngày gia nhập : 16/09/2014
I. Đọc - hiểu
1.Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một trí thức nhiệt thành yêu nước. Ông từng tham gia phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên từ năm 1941, vào Hội Văn hoá cứu quốc của Đảng năm 1943. Là đại biểu Quốc hội khoá I, đã giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong công tác văn nghệ.

Ông viết văn, làm thơ, viết lí luận phê bình, viết kịch bản văn học, sáng tác ca khúc, lĩnh vực nào cũng có thành tựu đặc sắc. Về thơ, ông để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Tác phẩm tiêu biểu gồm có:
- Truyện, tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Mặt trận trên cao,…
- Kịch: Con nai đen, Hoa và Ngần, Giấc mơ,…
- Lí luận, phê bình: Mấy vấn đề văn học, Công việc của người viết tiểu thuyết,…
- Ca khúc: Diệt phát xít, Người Hà Nội,…
- Thơ: Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia nắng,…

2. Xuất xứ
Nguyễn Đình Thi viết bài "Mấy ý nghĩ về thơ" vào ngày 12-9-1949 tại chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp.
Các văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến thời ấy đã từng tranh luận về hội hoạ, về thơ, về tiểu thuyết,... Bài "Mấy ý nghĩ về thơ" là những ý kiến của tác giả đã trình bày trong cuộc tranh luận ấy.

3. Các luận điểm chính
- Một vài nhìn nhận hoặc định nghĩa về thơ.
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn
- Đặc trưng của thơ
+ Hình ảnh trong thơ
+ Câu, chữ trong thơ
+ Nhạc của thơ
+ Đường đi của thơ
+ Tính hàm súc của thơ.
- Thơ tự do và thơ không vần
- Thơ với thời đại mới.

II. Đọc - cảm thụ
1. Phần đầu, tác giả nói về một số đặc trưng của thơ: hình ảnh trong thơ, câu chữ trong thơ, nhạc của thơ, đường đi của thơ, tính hàm súc của thơ.

- Hình ảnh thơ không phải là hình ảnh cầu kì, trái lại, phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy (tia lửa sự sống trong tâm hồn) rồi "kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ". "Thơ là nơi tư tưởng, tình tự quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng ý thức".

- "Thực trong thơ là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc"; khi "mỗi giọt nắng, mỗi chiếc lá tự nhiên mà vào trong lòng, để rồi động sâu đến tư tưởng và tình cảm.Trong việc làm thơ bấy giờ, hình ảnh tự nhiên hiện lên trước nhất". "Những hình ảnh còn tươi nguyên mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng". "Hình ảnh của thơ vừa làm ta ngạc nhiên, vừa đã quen với chúng ta tự bao giờ".

- Chữ và tiếng trong thơ phải hình tượng, hàm súc, biểu cảm và đa nghĩa.

- Nói về tính hình tượng, hàm súc, biểu cảm, đa nghĩa của ngôn ngữ thơ, tác giả viết: "Chữ và tiếng trong thơ, phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm". Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài các nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của thơ là ở sức gợi ấy.

- Thi tại ngôn ngoại, thơ đa nghĩa và hàm súc là vẻ đẹp của thơ: Nguyễn Đình Thi đã dùng hình ảnh ngọn nến để nói lên đắc trưng ấy của thơ. "Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp lên nhau thành một vùng sáng chung. ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả xung quanh những ngọn nến. ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc xung quanh".

- Thơ mang tính biểu cảm, nên “đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số”.
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, "thơ là tổng hợp, kết tinh"; thơ "luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích".

2. Thơ tự do và thơ không vận
Nguyễn Đình Thi cho biết những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nếu thiếu vũ khí ấy "trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng". (Phải là thiên tài thì mới có thể thắng!) .Tác giả cho rằng: "không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ". Phải để cho nhà thơ "tìm tòi, thử thách", "một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức thơ mới".

Bên cạnh những ý tưởng đúng đắn về chất lượng thơ, sự đổi mới thơ, ta còn băn khoăn về điều tác giả nói như đinh đóng cột: "Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần"! Đọc thơ Việt hiện nay, ta càng thấy ý kiến ấy không thuyết phục.

Xem chủ đề cũ hơnXem chủ đề mới hơnVề Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 





Diễn đàn Hoa Phượng
Powered by FM® Phiên bản PunBB
Bản quyền © 2014 Forumotion, All rights reserved.
Bản quyền 2014 Đối với Diễn đàn Hoa Phượng
Ban QT Forum không chịu trách nhiệm từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiển thị tốt nhất với trình duyệt Firefox Google Chrome độ phân giải 1024x768.